Những Kỹ Năng Xin Việc Cơ Bản

Năng lực

Nhà tuyển dụng sẽ xem năng lực của bạn có phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng. Họ sẽ xem các mục bao gồm:

  • Trình độ học vấn
  • Bằng cấp, giấy chứng nhận
  • Giấy phép
  • Chứng minh ngành nghề hoặc kinh nghiệm làm việc

Có nhiều cách để bạn tăng khả năng của bản thân. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng để tìm hiểu nhiều hơn về những công việc và điều kiện yêu cầu cũng như cách để ứng tuyển thành công công việc đó.

Kỹ năng xin việc dành cho ứng viên. Ảnh blog.skill.jobs

Kinh nghiệm

Đối với một vài công việc, kinh nghiệm thực tiễn rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể không có đủ thời gian để đạo tạo bạn và cần bạn phải làm việc hết sức mình.

Khi bạn ứng tuyển một công việc, bạn cần đọc kỹ những gì nhà tuyển dụng yêu cầu đối với vị trí công việc. Liệu bạn có đáp ứng được mức kinh nghiệm tối thiểu? Bạn đã từng làm công việc này trước đó chưa?

Trong hồ sơ và trong lúc phỏng vấn, bạn phải đưa ra một cách rõ ràng và cụ thể những kinh nghiệm mà bạn có phù hợp với vị trí đó như thế nào, từ đó nhà tuyển dụng sẽ biết được rằng bạn có những gì mà họ đang tìm kiếm.

Phỏng vấn

Thông thường cuộc phỏng vấn chính là lần đầu tiên mà nhà tuyển dụng gặp bạn. Ấn tượng đầu tiên cực kì quan trọng. Bạn phải chuẩn bị, ăn mặc chỉnh chu và thể hiện sự nhiệt tình.

Để tăng cường kỹ năng phỏng vấn, hãy luyện tập nói về lý lịch việc làm và thành tựu của bản thân với một người nào đó trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn tiếp theo. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm những câu hỏi luyện tập phỏng vấn ở trên Internet.

Bạn có thể tìm được nhiều “bí quyết” để cải thiện những kỹ năng phỏng vấn hơn từ những nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng.

Sự phù hợp

Thị trường nghề nghiệp cạnh tranh. Những nhà tuyển dụng nhận được hàng tá đơn xin việc từ những ứng cử viên. Đôi khi một người khác sẽ phù hợp hơn với vị trị công việc mà bạn đã ứng tuyển.

Đừng nản lòng. Điều đó không có nghĩa rằng bạn không phù hợp với một công việc khác. Hãy chú ý đến những lời góp ý mà bạn có được từ những nhà tuyển dụng, nhà cung cấp và những người mà bạn tin tưởng. Ở lần tiếp theo, một sự thay đổi nhỏ trong hồ sơ ứng tuyển, đơn xin việc hoặc cách bạn thể hiện bản thân ở các buổi phỏng vấn sẽ tạo nên sự khác biệt.

Thái độ

Việc xây dựng kinh nghiệm và viết đơn xin việc có thể mất thời gian. Tuy nhiên, có thái độ đúng đắn là cái mà bạn có thể thực hiện được ngay từ bây giờ.

Những nhà tuyển dụng cần bạn biết được rằng bạn muốn đạt được những gì từ công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách:

  • Thể hiện sự hứng thú đối với công việc và người đang phỏng vấn bạn
  • Thể hiện sự thân thiện
  • Giữ ánh mắt giao tiếp tốt
  • Chuẩn bị sẵn sàng
  • Có một tư thế đẹp, lịch sự và cách trình bày tốt

Đôi khi tinh thần sẽ ảnh hưởng đến thái độ tốt của bạn. Trước buổi phỏng vấn tiếp theo, hãy luyện tập trả lời các câu hỏi với một người bạn, nhà cung cấp hoặc ai đó mà bạn tin tưởng.

Diện mạo

Đối với nhiều công việc, việc đối mặt với khách hàng sẽ diễn ra thường xuyên. Do đó, việc ăn mặc cũng như cách mà bạn thể hiện bản thân ở buổi phỏng vấn rất quan trọng.

Nếu như trông bạn không tươm tất và không “thơm tho”, nhà tuyển dụng sẽ không cảm thấy thoải mái khi để bạn đại diện cho công ty của họ. Vì vậy, trước khi đến buổi phỏng vấn, cần đảm bảo rằng bạn đã:

  • Tắm
  • Cạo râu
  • Đánh răng và chải tóc tai tươm tất
  • Sử dụng khử mùi
  • Giặt và ủi quần áo

Những chi tiết nhỏ sẽ làm nên sự thay đổi lớn.

Hồ sơ

Các nhà tuyển dụng mất 6 phút để đưa ra quyết định rằng liệu họ có muốn tiếp tục đọc hồ sơ của bạn.

Đây là những điều bạn cần khắc phục với hồ sơ của bản thân:

  • Nhờ ai đó đọc lướt qua để kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp
  • Đảm bảo rằng nó là bản cập nhật gần đây nhất của bạn với công việc, trình độ học vấn và kinh nghiệm.
  • Kiểm tra thật kỹ thông tin liên lạc của bản thân
  • Kiểm tra định dạng, liệu hồ sơ của bạn có dễ đọc không?
  • Thiết kế bộ hồ sơ của bạn phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.