Tại Sao Kỹ Năng Mềm Lại Quan Trọng Khi Xin Việc?

Trong môi trường làm việc, kỹ năng mềm là những kỹ năng giúp bạn tương tác với người khác. Thông thường, nó có thể tạo nên sự khác biệt giữa các ứng cử viên.
Có một loạt các kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Từ thuyết phục đến nói trước công chúng, kỹ năng của con người là một phần của thói quen hàng ngày trong nhiều công việc. Mỗi nhân viên cần phải có một tập hợp các kỹ năng mềm để môi trường làm việc năng động, tích cực và thành công như mong muốn. Nếu nhân viên không có kỹ năng mềm, môi trường làm việc có thể trở nên không hiệu quả. Đây là lý do tại sao khi thuê quản lý hoặc bất kỳ người thâm niên nào, nhà tuyển dụng không chỉ xem xét kỹ năng kỹ thuật mà còn kiểm tra xem kỹ năng con người của họ có phù hợp hoặc đạt tới các cấp độ kỹ năng hay không.
Khi bạn nộp đơn ứng tuyển cho một vị trí, hãy lưu ý mọi kỹ năng mềm quan trọng mà bạn có thể có và chúng có thể giúp đạt được mục tiêu như thế nào. Nếu bạn được mời phỏng vấn, hãy nói về kỹ năng mềm của bạn và nó sẽ giúp tạo sự khác biệt tại môi trường làm việc như thế nào. Dưới đây là 5 kỹ năng mềm hàng đầu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Ảnh proofhub.com

1. Kỹ năng làm việc nhóm

Khả năng làm việc theo nhóm và trở thành “cầu thủ của đội” rất quan trọng. Khi trở thành một phần của đội, việc hoàn thành nhiệm vụ là cần thiết, đặc biệt nếu nhiệm vụ đòi hỏi một vài lĩnh vực chuyên môn và một nhóm ý tưởng đa dạng. Người sử dụng lao động cần biết rằng bất cứ ai mà họ thuê đều có thể làm việc tốt với đội ngũ nhân viên. Không giống như những ngày trước, khi mà nhân viên ở cố định một vị trí trong một dây chuyền sản xuất và làm việc một cách máy móc, môi trường làm việc hiện nay đòi hỏi nhân viên tương tác với nhau để tạo kết quả tốt hơn.

2. Kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt

Kỹ năng xã hội tốt và giao tiếp hiệu quả với người khác là một phần của việc trở thành một thành viên của một nhóm. Giao tiếp có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ nghề nghiệp nào vì đó là cơ sở xây dựng mối quan hệ và truyền đạt ý tưởng. Nếu một nhân viên cho người sử dụng lao động thấy được rằng họ có thể giao tiếp hiệu quả với người khác và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, nhiều khả năng người sử dụng lao động sẽ xem họ như một tài sản của công ty. Nếu bạn biết bạn có thể không có kỹ năng xã hội tốt, hãy cố gắng và tìm cách để luyện tập như thực hành thuyết trình đọc, thực hành chia sẻ ý tưởng với bạn bè và gia đình.

3. Kỹ năng xử lý cảm xúc và tình huống

Khả năng đánh giá tình huống giúp bạn biết cách tương tác với những người khó tính mà bạn có thể gặp phải, hoặc để đối phó với những tình huống khó khăn. Ví dụ, nếu bạn làm việc ở lĩnh vực chăm sóc khách hàng, cảm xúc được điều chỉnh tốt có thể giúp bạn đánh giá cách phản ứng với nhiều thói quen của khách hàng và chuẩn bị cho mọi tình huống.
Ngoài ra, bất cứ ai có trí thông minh cảm xúc mạnh mẽ cũng sẽ giúp giảm căng thẳng nội bộ, điều chắc chắn xảy ra tại môi trường làm việc. Nhân viên có khả năng nhận ra sự thất vọng hoặc khó chịu của người khác, thường có thể giải quyết vấn đề trước khi phát sinh những chuyện ngoài ý muốn. Nếu không có người có kỹ năng mềm này, nơi làm việc sẽ có nhiều mâu thuẫn và hiểu lầm giữa các nhân viên.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo

Việc giải quyết vấn đề, sáng tạo và có tầm nhìn xa đã trở nên quan trọng hơn khi các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học phát triển. Công việc thuộc các ngành này luôn có những thách thức mới cần phải được giải quyết, nhu cầu cải thiện hệ thống và nhu cầu liên tục cải thiện bản thân.

5. Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng với những thay đổi phát sinh, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ đối mặt với tình huống mới, hiểu những gì cần phải được tinh chỉnh và có hành vi khôn ngoan để cho ra kết quả tốt nhất. Ví dụ, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm một nhân viên không ngại thử một cái gì đó mới vượt qua khỏi kỹ năng kỹ thuật.