QFD Là Gì? Các Bước Thực Hiện, Lợi Ích Và Khó Khăn Khi Xây Dựng QFD

Ngày nay, với nền kinh tế phát triển thì đời sống của con người cũng được nâng cao, lúc đó nhu cầu của họ về hàng hóa, sản phẩm cũng cao hơn, họ sẵn sàng đưa ra mức giá cao để mang về sản phẩm có chất lượng tốt. Do đó yêu cầu các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng. Cũng vì thế mà QFD ra đời. Vậy QDF là gì? cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

QFD là viết tắt của các từ Quality (chất lượng), Function (chức năng) và Deployment (triển khai). Triển khai chức năng chất lượng là một công cụ giúp hệ thống hóa những mong muốn của khách hàng thành những tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được trong mỗi giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển sản phẩm.

Ý nghĩa của QFD là hướng đến việc thỏa mãn tất cả nhu cầu mà khách hàng mong muốn từ một sản phẩm nào đó từ quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm đến quá trình phân phối, marketing và phát triển.

  • Các bước thực hiện QFD

Quá trình triển khai chức năng chất lượng QFD được thực hiện theo các bước sau:

Lắng nghe các yêu cầu của khách hàng, nhận diện mức độ quan trọng và chọn ra các yêu cầu được tiến hàng thiết kế kỹ thuật.

Xem xét các quan hệ giữa các đặc tính kỹ thuật, liên kết yêu cầu của khách hàng với đặc tính kĩ thuật của thiết kế.

Đặc tính kỹ thuật quan trọng để đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng sẽ được lựa chọn triển khai đưa vào quá trình sản xuất.

QFD thường kết hợp hệ thống các ma trận với quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thông thường bao gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn hoạch định: Lên ý tưởng thiết kế và đưa ra các biện pháp, giải pháp để thực thi

Giai đoạn thiết kế: Xem xét lại ma trận hoạch định và lập bản thiết kế thực hiện

Giai đoạn điều hành: Lập các biện pháp thực thi, sản xuất sản phẩm

Giai đoạn kiểm soát: Thực hiện kiểm tra lại sản phẩm theo các tiêu chí đã đề ra để khẳng định chất lượng.

  • Lợi ích của QFD đối với doanh nghiệp

Cải tiến truyền thông, giải quyết thị trường, tăng sự tương tác và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong mọi khâu, từ marketing đến thiết kế, sản xuất, mua sắm…

Giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu hiện tại của khách hàng và tìm ra nguyên nhân của sự không hài lòng của họ

Là công cụ hữu dụng để phân tích thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng

Cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như thời gian nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới được rút ngắn, tăng năng suất làm việc

Các phương án thiết kế của sản phẩm đáp ứng khách hàng được thông hiểu và giải thích đúng đắn trong suốt quá trình sản xuất.

Liên kết các kênh thông tin và tạo mối quan hệ gắn kế giữa khách hàng, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, bộ phận sản xuất, bộ phận chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tốt hơn quá trình ra quyết định của từng chức năng.

  • Khó khăn khi xây dựng ma trận QFD

Quá trình xây dựng ma trận triển khai chất lượng QFD tốn khá nhiều thời gian. Tại mỗi giai đoạn khác nhau của QFD yêu cầu tính toán, phân tích khác nhau và rất phức tạp. Khi cần sửa chữa, xóa bỏ hay bổ sung các chi tiết khá rườm rà theo cách thủ công.

Vẫn chưa có phần mềm vẽ ma trận QFD nên phải vẽ thủ công bằng tay. Do đó để tạo ra các bản sao của ma trận này cũng rất khó khăn ngay cả chuyên gia. Và trong hầu hết trường hợp, ma trận QFD không thể tái sử dụng cho những lần tiếp theo, tức là nó chỉ được sử dụng cho một lần duy nhất.

Bài viết trên đã chia sẻ kiến thức về QFD là gì? Các bước thực hiện cũng như những lợi ích và khó khăn khi xây dựng ma trận triển khai chức năng chất lượng QFD. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng, việc đáp ứng ở mức độ nào, có thỏa mãn khách hàng không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình triển khai chức năng chất lượng.