Trong thời gian vận hành phát triển của doanh nghiệp thì việc các thiết bị sản xuất gặp sự cố bất ngờ là vấn đề rất hay gặp phải. Bảo dưỡng máy móc thiết bị là giải pháp tối ưu mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Doanh nghiệp thường dùng chiến lược Preventive Maintenance để hiệu quả hơn. Vậy Preventive Maintenance là gì, phân loại của Preventive Maintenance, các bước tiến hành Preventive Maintenance như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Khái niệm.
Preventive Maintenance được viết tắt thành “PM” dịch sang tiếng Việt “bảo trì dự phòng” là tổng hợp các chiến lược kỹ thuật bảo dưỡng, hoạt động sửa chữa chủ động bảo trì theo kế hoạch, định kỳ và diễn ra thường xuyên trước khi máy móc bị hỏng. Lựa chọn này giúp hạn chế máy móc thiết bị ngừng hoạt động trong thời gian làm việc gây ảnh hưởng tiến độ, đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động tốt và doanh nghiệp nắm được các khả năng xảy ra trước khi phát sinh.
Preventive Maintenance được quản lý theo thời gian cụ thể từng công việc như vệ sinh, sửa chữa,.. làm tăng tuổi thọ và năng suất vận hành của máy móc, thiết bị. Đối với doanh nghiệp cần có kế hoạch Preventive Maintenance để giảm tối đa tổn thất về sự cố máy móc và còn giúp ghi lại dữ liệu, nhận ra lỗi, vấn đề tương lai,…Nên có thể quản lý thời gian của thiết bị có dự đoán tương lai có thể lựa chọn được sản phẩm thay thế nếu gặp phải vấn đề.
- Phân loại Preventive Maintenance.
Preventive Maintenance chia thành ba loại phổ biến:
Time Based Maintenance tạm dịch “bảo trì dựa trên thời gian”: Được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng giúp có kế hoạch bảo trì theo khoảng thời gian phù hợp, sản phẩm được quản lý, kiểm tra theo lịch trình cụ thể và diễn ra thường xuyên. Đảm bảo thiết bị luôn tối ưu, xử lý vấn đề thiết bị xảy ra bất ngờ.
Usage Based Maintenance tạm dịch “bảo trì dựa vào cách sử dụng”: Phù hợp với các loại máy móc, thiết bị cần sử dụng hàng ngày dựa vào quá trình sử dụng sẽ đưa ra thiết lập thích hợp. Người bảo trì viên luôn được cập nhật các lỗi mà máy móc cần bảo dưỡng giúp dễ dàng xác định được sự cố đang gặp phải, giải quyết nhanh chóng.
Failure Finding Maintenance tạm dịch “bảo trì phát hiện lỗi”: Hoạt động kiểm tra chi tiết một bộ phận giúp tìm ra lỗi của máy móc. Tuy nhiên hoạt động bảo trì này không phải cố gắng duy trì vận hành máy móc, mà muốn kiểm tra xem khả năng sử dụng còn không.
- Các bước tiến hành Preventive Maintenance.
Preventive Maintenance hoạt động theo hệ thống nhất định để kế hoạch diễn ra hiệu quả cần thực hiện đủ 8 bước dưới đây:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu là quyết định mục tiêu, khá quan trọng trước khi diễn ra hoạt động bảo trì. Mỗi chiến lược không phải chỉ có một mục tiêu nên cần tìm ra mục tiêu quan trọng nhất để phân bổ nguồn lực hợp lý nhất.
Bước 2: Tạo ra KPI là để đánh giá hiệu quả chiến lược cần có chỉ tiêu cụ thể, chỉ số KPI còn thể hiện được hiệu suất công việc.
Bước 3: Người tham gia hoạt động là để một chiến lược đem lại hiệu quả tối đa cần có sự liên kết giữa các bộ phận để các công việc bảo trì diễn ra tốt nhất.
Bước 4: Tận dụng công nghệ là nhờ hỗ trợ công nghệ để bảo trì tiến hành thuận lợi.
Bước 5: Kiểm tra lại là bước khá quan trọng giúp hoạt động bảo trì diễn ra tối ưu hóa.
Bước 6: Đào tạo và thực hiện là cần truyền đạt toàn bộ nội dung thực hiện cho các thành viên, dễ phân công nhiệm vụ.
Bước 7: Xây dựng kế hoạch bảo trì và đánh giá kết quả là xác định máy móc cần bảo trì tiếp tục quan sát, đánh giá sau đó so sánh số liệu thống kê trước đó. Thuận lợi cho các chiến lược bảo trì tương lai.
Bước 8: Điều chỉnh kế hoạch là bước cuối cùng phải nghiên cứu và tinh chỉnh lại kế hoạch tối ưu nhất.
Vậy trên đây đã cung cấp cho bạn Preventive Maintenance là gì, phân loại và các bước tiến hành Preventive Maintenance. Hy vọng qua những tìm hiểu trên đã giúp bạn đưa ra được chiến lược bảo trì thích hợp cho doanh nghiệp mình.