Hostile Takeover Là Gì? Cách Thức Hoạt Động và Giải Pháp Hạn Chế Hostile Takeover

Việc một công ty được một công ty khác mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần hoặc tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt quyền kiểm soát các hoạt động của công ty đó thường xảy ra theo một trong bốn trường hợp sau: Tiếp quản thân thiện (Friendly Takeover), Tiếp quản thù địch (Hostile Takeover), Tiếp quản ngược (Reverse Takeover) và tiếp quản Backflip (Backflip Takeover). Bài viết dưới đây sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn Hostile Takeover là gì?

  1. Khái niệm

Hostile takeover khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự tiếp quản thù địch hay thôn tính thù địch. Trong kinh doanh, khi xảy ra Hostile takeover có nghĩa là đang diễn ra một thương vụ, trong đó một công ty sẽ cố mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty bị thâu tóm với số lượng toàn bộ hoặc một số vừa đủ để chi phối công ty đó cho dù họ có muốn hay không. Bản thân từ “Hostile” có nghĩa là thù địch, nghĩa là thương vụ này thường bị phản đối bởi ban quản trị công ty mục tiêu, tuy nhiên bên này sẽ không từ bỏ mà vẫn tiếp tục theo đuổi thương vụ.

Trái nghĩa với hostile takeover là friendly takeover (tiếp  quản thân thiện) nghĩa là việc tiếp quản này nhận được sự đồng ý của ban quản trị trong công ty mục tiêu và mang lại lợi ích chung cho cả hai bên.

Ngày nay, dưới sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty quốc tế có quy mô lớn là một thách thức cho các doanh nghiệp trong nước có tài chính nhỏ.

  • Cách thức để tiếp quản

Công ty mục tiêu sẽ phản đối cuộc giao dịch này, vậy câu hỏi đặt ra cho bên mua là “Làm cách nào để thực hiện thương vụ?” Thông thường, bên mua sẽ chào mua công ty mục tiêu một cách công khai tại mức giá cao hơn giá thị trường hoặc nếu mạnh mẽ hơn, bên mua sẽ thuyết phục các cổ đông trong Hội đồng quản trị nhằm thay thế sang các thành viên có ý muốn như mình, dễ dàng chấp nhận thương vụ xảy ra, từ đó thâu tóm dần các quyết định trong công ty. Hoặc cũng có thể mua cổ phiếu của công ty mục tiêu đang phổ biến rộng rãi trên thị trường đến số lượng vừa đủ để có thể làm thay đổi quyết định của Hội đồng quản trị. Cách thức này yêu cầu cổ phiếu của công ty mục tiêu phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán và chúng phải có tính thanh khoản cao.

Các công ty đi mua sẽ gặp khó khăn trong vấn đề pháp lý, thông thường là việc cung cấp thông tin cho ngân hàng để vay vốn. Trong trường hợp công ty mục tiêu có ý muốn đồng thuận hoặc phản đối không quá gay gắt, bên mua lại có thể thương lượng thêm có thời gian thực hiện các phân tích và tìm hiểu một cách toàn diện về tình hình hoạt động của công ty mục tiêu, từ đó đưa ra mức giá cả có thể thỏa thuận thương vụ. Trường hợp ngược lại, ban quản trị trong công ty mục tiêu phản đối gay gắt hơn, không cung cấp thông tin cho bên mua thì sẽ gây khó khăn cho việc đưa ra mức giá thương lượng, dễ xảy ra rủi ro vì những thông tin bị giấu. Và khi đi vay với những thông tin ít ỏi đó, khả năng là ngân hàng sẽ từ chối cho vay.

  • Giải pháp hạn chế hostile takeover

Để bảo vệ công ty thoát khỏi hoạt động thâu tóm thù địch của các công ty bên ngoài, đầu tiên là cần xây dựng vững chắc Hội đồng ban quản trị bằng cách đặt ra các quy định, quy chế về đề phòng thâu tóm để có phương án đối phó, tránh bị động khi xảy ra thương vụ. Hơn nữa, bản thân cổ đông trong ban quản trị cũng cần nêu cao vai trò và trách nhiệm của mình, nâng cao năng lực kinh nghiệm để giúp công ty hoạt động hiệu quả và khẳng định vị thế, khi đó việc sa vào bẫy các doanh nghiệp quốc tế là điều rất khó xảy ra.

Hi vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về hostile takeover là gì, cách thức mà hostile takeoverhoạt động cũng như giải pháp hạn chế hoạt động này diễn ra, đưa doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn và xây dựng được vị thế trên thị trường quốc tế.