Quy Mô Sản Xuất Là Gì? Lợi Ích Của Sản Xuất Quy Mô Lớn

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, do đó các doanh nghiệp luôn tìm kiếm hướng đi phù hợp để bền vững giữ được chỗ đứng cho bản thân. Quy mô sản xuất là yếu tố được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược phát triển. Vậy quy mô sản xuất là gì? Hãy tìm hiểu ngay nhé!

  1. Khái niệm

Quy mô sản xuất là một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp, được xác định bởi số lượng nhà xưởng, nhà máy lắp đặt, kỹ thuật sản xuất cũng như chi phí bỏ ra. Một doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn và số lượng lớn hơn cho các loại tài sản khác như nhà xưởng, máy móc, kỹ thuật sản xuất,… được xem là đang hoạt động trên quy mô lớn.

Quy mô sản xuất lớn hay nhỏ sẽ tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu xác định đúng và phù hợp với khả năng hoạt động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu xác định không chính xác quy mô sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động.

  • Phân loại

Quy mô sản xuất được chia thành 4 loại chính, mỗi loại quy mô tương ứng với các loại hình sản xuất sản phẩm khác nhau, theo thứ tự tăng dần là: Sản xuất theo đơn đặt hàng; sản xuất theo lô; sản xuất hàng loạt và sản xuất liên tục.

Sản xuất theo đơn đặt hàng: Các sản phẩm này thường được thiết kế hoặc sản xuất tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, do đó đòi hỏi phải bỏ ra nhiều thời gian, nguồn lực và lao động để sản xuất một sản phẩm tương đối. Việc sản xuất theo đơn đặt hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

Sản xuất theo lô: nghĩa là một loại sản phẩm được sản xuất theo từng đợt bằng máy móc, có quy mô lớn hơn, công nghệ kỹ thuật cao hơn và sử dụng khuôn hoặc mẫu để đảm bảo lặp lại chính xác trong một dây chuyền sản xuất. Thông thường, ở quy mô này, lao động phổ thông được tối thiểu và ưu tiên sử dụng lao động có tay nghề cao.

Sản xuất hàng loạt: một khối lượng rất lớn sản phẩm như nhau được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ, quá trình sản xuất được chia thành nhiều công đoạn theo trình tự nhất định, sản xuất hàng loạt yêu cầu phải có hệ thống chuyên môn hóa sản phẩm, chi phí thiết lập cao nên thường là doanh nghiệp có quy mô lớn.

Sản xuất liên tục: sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn và trong một quá trình liên tục, thường diễn ra trong 24 giờ một ngày và kéo dài hàng năm và thường sử dụng lao động kỹ năng trung bình do sản phẩm đạt kết quả nhất quán. Quy mô này cũng đòi hỏi chi phí vốn ban đầu cao.

  • Lợi ích của sản xuất quy mô lớn

Tiết kiệm chi phí sản xuất: Khi sản xuất theo quy mô lớn, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cũng được mua với số lượng lớn nên thường ưu đãi về giá hơn. Do sử dụng máy móc lớn và thường sản xuất số lượng lớn nên các sản phẩm do các nhà máy lớn sản xuất thường được bán với giá rẻ hơn.

Giảm chi phí cho nhân công: Quy mô sản xuất lớn thường không yêu cầu cao về nhân công trong giai đoạn sản xuất và thường có sự phân bổ lao động trên mỗi công nhân, sản lượng. Do đó, chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đáng kể so với sản xuất quy mô nhỏ.

Sản xuất được nhiều sản phẩm hơn: Các doanh nghiệp quy mô lớn thường tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu để có thể sản xuất đa dạng hàng hóa hơn. Ví dụ, một nhà máy lớn sản xuất đường có thể sử dụng mật đường để làm rượu mạnh.

Dễ vay tiền với lãi suất thấp: Một doanh nghiệp lớn sẽ có nguồn tài sản cố định lớn do đó có thể đảm bảo cho các khoản vay tín dụng. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ dễ dàng cho các doanh nghiệp vay với lãi suất rất thấp.

Bài viết trên đã chia sẻ các kiến thức về quy mô sản xuất là gì? phân loại quy mô sản xuất cũng như các lợi ích khi sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào sản xuất theo quy mô lớn cũng có lợi mà nó còn tùy thuộc vào tính chuyên nghiệp của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ có ích đối với các bạn.