Trình Độ Chuyên Môn Là Gì? Các Yếu Tố Đánh Giá Trình Độ Chuyên Môn

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, mỗi người đều đã định hướng cho mình một con đường riêng. Có người thì lựa chọn theo học một trường Đại học, có người thì quyết định đi học nghề, theo đuổi đam mê bản thân. Tóm lại, ai cũng phải lựa chọn cho mình một lĩnh vực chuyên môn để học. Tuy vậy có một số bạn trẻ hiện nay vẫn chưa nhận thức rõ trình độ chuyên môn là gì? Tầm quan trọng của trình độ chuyên môn. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

  1. Khái niệm

Trình độ chuyên môn là khả năng nổi bật của một người trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Nói đến trình độ chuyên môn thì không chỉ là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà nó còn là khả năng, kinh nghiệm, kỹ năng, sự linh hoạt trong việc vận dụng những kiến thức đó vào trong môi trường doanh nghiệp.

Người có trình độ chuyên môn tốt là người luôn hoàn thành tốt tất cả những công việc được giao, quản lý công việc một cách thông minh, cùng một lúc có thể đảm nhận được nhiều lĩnh vực khác nhau, có khả năng xử lý tình huống hay sự cố bất ngờ, kết nối, tương tác với đồng nghiệp một cách hiệu quả,… Ngoài ra, một người có trình độ chuyên môn tốt có thể đưa ra những lý do sâu xa nhất dẫn đến một tình huống xảy ra, linh hoạt trong việc ứng dụng những kiến thức được học trong từng tình huống cụ thể, có đủ kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó,…

  • Các yếu tố đánh giá trình độ chuyên môn của một cá nhân

Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng ban đầu sẽ đánh giá bạn qua CV xin việc. Trong đó họ sẽ chú tâm đến mục trình độ chuyên môn của bạn, kinh nghiệm làm việc như thế nào,… Vậy những yếu tố nào để họ đánh giá trình độ chuyên môn của bạn.

Thứ nhất là kiến thức và những kỹ năng mềm cơ bản mà bạn có: Những kiến thức này có thể là kiến thức chuyên môn mà bạn được học ở trường, các kỹ năng mà bạn có được như kỹ năng máy tính, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thuyết trình,…

Thứ hai là khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng tư duy, phân tích, sáng tạo. Hiện nay với kỹ năng sử dụng tốt ngoại ngoại ngữ, cơ hội việc làm cũng như thăng tiến của bạn rất lớn. Bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào một công ty đa quốc gia với một mức lương hấp dẫn.

Thứ ba là kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc là một yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm. Có kinh nghiệm làm việc nhiều, cũng đồng nghĩa với việc trình độ chuyên môn của bạn cao, va chạm nhiều với thực tế từ đó đúc kết được cho mình nhiều kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống trong công việc.

  • Một số mẹo khi trình bày trình độ chuyên môn trong CV xin việc

Một bản CV đẹp không những gây ấn tượng về màu sắc, cách trình bày mà việc thể hiện nội dung bên trong cũng rất quan trọng. Hãy lưu ý những điều sau đây khi trình bày “Trình độ chuyên môn” vào CV xin việc:

Trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ: Có một số bạn trẻ hiện nay muốn ghi thật nhiều những kỹ năng mà mình có được vào CV để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, nhưng điều đó có thể gây ra tác dụng ngược lại là các bạn ghi quá nhiều, quá dài dòng dẫn đến một số thông tin bị lặp và dư thừa. Do đó cần chọn lọc những kỹ năng nào quan trọng và phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển để đưa vào CV, viết ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Ngôn ngữ chuyên nghiệp: Trình độ chuyên môn là một mục quan trọng trong CV xin việc, do đó cần sử dụng ngôn ngữ hợp lý, không dùng những từ thể hiện nhiều cảm xúc trong mục này. Bạn chỉ cần trình bày một số thông tin như chứng chỉ, bằng cấp, các kỹ năng của bản thân,…

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về trình độ chuyên môn là gì. Từ đó, có thể trình bày được rõ ràng và chính xác những chuyên môn mà bạn có được vào CV xin việc, tránh trường hợp viết lang mang. Chúc các bạn thành công.