TP-Hồ Chí Minh Thiếu Lao Động Lành Nghề

Nhiều doanh nghiệp sản xuất ở TP-Hồ Chí Minh đang đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động giỏi nghề và thị trường lao động thành phố đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao.

Lao động có tay nghề giỏi ở TP.Hồ Chí Minh. Ảnh ndh.vn

Thợ giỏi nhảy việc

Giám đốc Công ty TNHH Lập Phúc (Quận 7, TP- Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Văn Trí, chia sẻ: Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh cùng lĩnh vực chúng tôi họ trả lương cao hơn một ít là công nhân lành nghề rời bỏ công ty mà sang làm việc cho họ. Công ty hao tổn bao công sức, thời gian, tiền của để đào tạo công nhân thành người thợ lành nghề; là lực lượng lao động mũi nhọn để công ty ký kết đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, Eu, Nhật Bản, Nga,…Với tình cảnh nhân sự bấp bênh như thế này việc mở rộng qui mô sản xuất sẽ gặp nhiều trở ngại. Để giữ chân lao động, tìm nguồn lao động thay thế thì công ty Lập Phúc bắt tay liên kết với trường Đại Học Nguyễn Tất Thành để nhận sinh viên ngành cơ khí của trường đến xưởng công ty thực hành. Công ty hỗ trợ tiền cơm trưa, hỗ trợ chi phí đi lại cho sinh viên có khả năng làm việc tốt. Giám đốc Nguyễn Văn Trí còn thuê một kỹ sư cơ khí nhiều kinh nghiệm, trực tiếp hướng dẫn lý thuyết, thực hành, truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho các em sinh viên. Nhờ những biện pháp chủ động mà từ một năm nay Lập Phúc đã đào tạo được hơn 100 em sinh viên nắm vững nguyên lý cơ bản về kỹ thuật sản xuất cơ khí và công ty ký kết hợp đồng lao động với số sinh viên này sau khi tốt nghiệp. Công ty có 160 công nhân giỏi kỹ thuật đang làm việc với mức lương từ 10-25 triệu đồng/người/tháng/ tùy theo năng lực.Chính vì vậy, công ty luôn đảm bảo chất lượng sản xuất khuôn mẫu, cáp quang, sản phẩm nhựa cao cấp,… và hoàn thành đúng tiến độ giao hàng ở những thị trường khó tính.

Giám đốc Công ty TNHH Giày Liên Phát (thị xã Dĩ An, Bình Dương), Bà Trương Thúy Liên, cho biết: Doanh nghiệp chúng tôi chuyên gia công giày, dép xuất khẩu thị trường Eu, Nhật, Mỹ; qui mô công ty hơn 1.000 người. Mấy năm trước đây Liên Phát thường xuyên đối mặt tình trạng công nhân bỏ việc sau kỳ nghỉ tết mà đi tìm việc làm ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài để có mức lương cao hơn. Vì vậy, chúng tôi chủ động nắm bắt mức lương công ty bạn nhằm điều chỉnh mức lương Liên Phát sao cho phù hợp để công nhân yên tâm làm việc gắn bó cùng công ty. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty còn đưa ra nhiều chính sách thiết thực để quan tâm chăm lo đến đời sống anh chị em công nhân như hỗ trợ vé xe tết về quê, tổ chức ngày hội trung thu cho con em cán bộ công nhân, thưởng nóng nhân viên có thành tích và đặc biệt phải tạo được sự đoàn kết nội bộ. Cụ thể, trước đây công ty có tình trạng một số thợ kỹ thuật nghỉ việc vì bất mãn với người tổ trưởng.”

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí – điện TP-Hồ Chí Minh, ông Đỗ Phước Tống, phát biểu: “Chảy máu” công nhân kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, nhân lực trình độ cao,  không chỉ dừng lại ở việc họ chuyển sang làm việc ở doanh nghiệp FDI mà họ còn đi xuất khẩu lao động để tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Khắc phục tình trạng mất ổn định lao động, doanh nghiệp cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh triển khai liên kết đặt hàng học viên, sinh viên trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học để đào tạo kỹ thuật ngành cơ khí nhằm khắc phục “chảy máu nhân tài”. Một vài doanh nghiệp còn phối hợp cùng ban giám hiệu trường Thpt tổ chức đưa học sinh tham quan thực tế nhà xưởng, giới thiệu qui trình sản xuất, chế độ phúc lợi khi làm việc ở công ty,… Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp cần có chính sách phúc lợi hài hòa cho người lao động để họ gắn bó đồng hành cùng doanh nghiệp.

Nhu cầu cao về lao động qua đào tạo

Kết quả khảo sát từ đơn vị nghiên cứu lao động cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động khối sản xuất tiếp tục tăng nhanh và chiếm hơn 40% tổng nhu cầu tuyển dụng năm 2018. “Nóng” nhất vẫn là thị trường lao động phía nam với nhiều dự án FDI đang triển khai xây dựng nhà máy nên cần số lượng lớn lao động. Một vài doanh nghiệp có thương hiệu đã tuyển dụng lao động nước ngoài ở vị trí quản lý cấp cao sau khi đã vất vả tìm ứng viên người Việt nhưng chưa đáp ứng tiêu chí công ty đề ra.

Trưởng phòng Quản lý lao động ( thuộc Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TP-Hồ Chí Minh), ông Trần Công Khanh, chia sẻ: Hiện nay các khu công nghiệp- khu chế xuất TP-Hồ Chí Minh có trên 29 vạn lao động, tỉ lệ “nhảy việc” của công nhân dao động 5-7%. Nguyên nhân “nhảy việc” là công ty nào trả lương cao thì người lao động họ “nhảy việc” thôi, điều này là bình thường. Một điểm tôi muốn lưu ý với chủ doanh nghiệp là cần có lộ trình tăng lương hợp lý, trả lương theo năng lực, tránh cào bằng; quan tâm sâu sát tâm lý người lao động, lắng nghe giải quyết bức xúc về chế độ chính sách, môi trường làm việc, cung cách quản lý làm sao cân bằng đời sống người lao động và đảm bảo chất lượng công việc.

Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP- Hồ Chí Minh, Ông Trần Anh Tuấn, cho biết thêm: Giai đoạn từ năm 2018- 2025, mỗi năm thành phố có khoảng hơn 30 vạn việc làm mới, mà trong đó có đến 78% vị trí tuyển dụng yêu cầu người lao động phải qua đào tạo nghề, có chuyên môn vững. Biện pháp trước mắt thành phố phối hợp cùng cơ sở giáo dục, đoàn thể, ngành lđtb và xh, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia,… Cùng chung tay nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo lại nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu hướng 4.0, làm tốt công tác dự báo cung-cầu lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng bền vững,…

Tp-Hồ Chí Minh Làm Tốt Công Tác Kết Nối Doanh Nghiệp Tuyển Dụng Và Người Tìm Việc

TP-Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế miền Đông Nam bộ, là đầu tàu kinh tế cả nước, thành phố đóng góp hơn 27% GDP (số liệu năm 2017), thu hút 6,6 tỷ usd vốn FDI (năm 2017). Do đó thành phố thu hút hàng vạn lao động làm việc ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp trên địa bàn thì nhiều năm qua Trung tâm dịch vụ việc làm TP-Hồ Chí Minh đã chủ động đầu tư công nghệ, kêu gọi doanh nghiệp đồng hành cùng trung tâm nhằm tạo cầu nối bền vững giữa người tìm việc làm và người sử dụng lao động gặp nhau.

TP.Hồ Chí Minh kết nối doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động. Ảnh vnanet.vn

Cần lao động chất lượng cao

Kết quả thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP-Hồ Chí Minh cho biết: Năm 2017 thành phố có 30 vạn vị trí tuyển dụng, trong đó có 13 vạn vị trí việc làm mới, tăng hơn 5% so với năm 2017. Trung tâm dự báo đến năm 2020 thành phố cần tuyển thêm 50 vạn lao động nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Các doanh nghiệp TP-HCM đang tuyển dụng nhân sự việc làm, ứng viên tham khảo 2 website CareerLink.vn và Tuyendungsinhvien.com

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP-Hồ Chí Minh, Ông Trần Anh Tuấn, chia sẻ: Năm 2018, thành phố tập trung thu hút lao động chất lượng cao làm việc ở những ngành mũi nhọn; sàn lọc tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có tay nghề giỏi, người xuất khẩu lao động hồi hương, đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc môi trường công nghiệp,… Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm mở rộng qui mô sản xuất-kinh doanh.

Thành phố hiện có hơn 30 vạn doanh nghiệp hoạt động, theo dự báo đến năm 2020 sẽ có thêm 20 vạn doanh nghiệp mới được thành lập. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, doanh nghiệp thành lập mới nhiều kéo theo đó là nhu cầu sử dụng lao động tăng theo, nhất là lao động giỏi kỹ thuật-công nghệ vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp FDI.

Để khắc phục tình trạng khan hiếm lao động chất lượng cao nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ, nhiều doanh nghiệp liên kết đặt hàng tại trường đại học, cao đẳng nghề và doanh nghiệp hỗ trợ chuyên môn cho nhà trường, đưa sinh viên thực tập tại nhà xưởng công ty để các bạn tích lũy kiến thức, thích nghi với điều kiện làm việc thực tế và tạo thói quen làm việc môi trường áp lực cao.

Mở rộng liên kết để tạo việc làm

Với nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu việc làm, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhiều trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố đã tìm ra hướng đi mới như liên kết trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh thành lân cận thành phố để đưa người tìm việc làm đến TP-Hồ Chí Minh làm việc; tổ chức sàn giao dịch việc làm online ở Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang,…; phối hợp doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tổ chức ngày hội việc làm lưu động ở các quận, huyện.

Trưởng phòng dịch vụ việc làm (thuộc trung tâm dịch vụ việc làm TP-Hồ Chí Minh), Ông Nguyễn Thái Anh Đức, phát biểu: Chúng tôi mở rộng mạng lưới văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành, phối hợp với các công ty tuyển dụng nhân sự ở địa phương để qua đó nhờ họ hỗ trợ tuyển dụng lao động người địa phương rồi đưa lên TP-Hồ Chí Minh làm việc. Mặt khác, trung tâm còn tư vấn, hướng dẫn làm hồ sơ hoàn chỉnh nếu người tìm việc có nhu cầu xuất khẩu lao động. Mọi trường hợp trung tâm đều hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP-Hồ Chí Minh, Ông Nguyễn Quang Cường khẳng định: Để giải bài toán thiếu hụt nhân lực thành phố đã tổ chức chương trình “Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng việc làm” ở 15 tỉnh thành toàn quốc gồm: An Giang, TP-Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Quảng Bình, Bình Định, Bình Dương, Tiền Giang, Đắk Nông, Bến Tre, Đồng Tháp, Gia Lai, TP-Cần Thơ, Long An, Ninh Thuận, Phú Yên. Hoạt động ý nghĩa này giúp người lao động có cơ hội tìm việc làm miễn phí phù hợp với năng lực của mình. Ngoài ra, người lao động được nhà tuyển dụng trực tiếp phỏng vấn nhằm nắm bắt thông tin việc làm, tránh trường hợp lao động bị lừa đảo khi tìm việc.