Bản mềm là gì? Phân biệt CV bản mềm và bản cứng

Khi nộp hồ sơ xin việc, chắc chắn chúng ta sẽ được công ty yêu cầu nộp hồ sơ xin việc bản mềm hoặc bản cứng, tuy nhiên đây là hai khái niệm mà rất nhiều người không phân biệt được và thường hay nhầm lẫn. Vậy bản mềm là gì? Bản cứng là gì? Cách phân biệt CV bản mềm và bản cứng.

Bản mềm là gì?

Bản mềm là những tệp được tạo ra để lưu trữ dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau bao gồm: máy tính, laptop, usb, điện thoại…Những bản mềm này sẽ có rất nhiều  định dạng khác nhau như định dạng file nhạc, file ảnh, file tài liệu. Khi vừa được tạo, file mềm sẽ rỗng không có dữ liệu và lưu ý tên của các file mềm không được đặt trùng nhau.

Phân biệt CV bản mềm và bản cứng

CV bản mềm là gì?

CV bản mềm là CV được soạn thảo trên file word, được lưu dưới dạng pdf hoặc word trong ổ cứng trong máy tính, điện thoại. Thông thường, trước khi được gọi phỏng vấn, ứng viên sẽ gửi file mềm CV để nhà tuyển dụng xem xét thông qua email.

Theo đó, CV sẽ được đính kèm trong phần gửi email. Trên tiêu đề, bạn đừng quên ghi thông tin là email xin việc hoặc email phỏng vấn. Thông qua CV này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Nếu có, bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn trong thời gian sớm nhất.

CV bản cứng là gì?

Sau khi được gọi đến phỏng vấn, bạn sẽ được yêu cầu gửi một CV bản cứng cho người tuyển dụng. Vậy CV bản cứng là gì? CV bản cứng sẽ được in ra trên giấy, trình bày đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn so với CV bản mềm. Trong bản mềm, bạn có thể trình bày đen trắng hoặc thiếu đi hình chân dung, nhưng trong bản cứng bạn nên thể hiện trau chuốt hơn với phông nền màu và có hình ảnh rõ ràng.

Những lưu ý khi nộp CV

Chú ý lỗi chính tả và ngữ pháp

Chính tả là một trong những lỗi phổ biến mà ai cũng gặp phải khi viết CV. Thông thường, sau khi hoàn tất CV, bạn nên nhờ bạn bè hay người thân rà soát lại lỗi chính tả để chỉnh sửa kịp thời. Bên cạnh đó, lỗi ngữ pháp và câu cũng nên được kiểm tra lại trước khi gửi. Đây là những lỗi cơ bản nhưng ai cũng thường mắc phải nếu không cẩn thận. Nếu CV của bạn mắc quá nhiều lỗi sai chính ta, người tuyển dụng sẽ không đánh giá cao, dẫn đến khả năng được vào vòng phỏng vấn của bạn là rất ít.

Chưa hết, phông chữ cũng là một yếu tố bạn nên kiểm tra trước khi gửi CV. Thông thường, khi muốn tạo điểm nhấn cho CV, ứng viên thường thay đổi phông chữ ở mỗi phần, dẫn đến việc khó chịu và nhức mắt cho người đọc. Tốt nhất bạn nên để cùng một phông chữ ở tất cả nội dung trong CV

Lỗi diễn đạt dài dòng

Thông thường, một nhà tuyển dụng chỉ có vài phút để xem qua CV và hồ sơ xin việc của bạn, vì thế trong CV nên trình bày một cách súc tích, ngắn gọn, không được diễn đạt dài dòng nhưng lại thiếu ý. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được những vấn đề mà bạn muốn truyền đạt cũng như họ sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi đọc hồ sơ của bạn.

Gửi email cho nhà tuyển dụng không đính kèm tệp CV

CV là hồ sơ quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều ứng viên quên đính kèm tệp CV khi gửi email cho công ty và bị đánh rớt. Đây là một lỗi nhỏ nhưng khá nhiều ứng viên mắc phải, bạn nên lưu ý kiểm tra đầy đủ thông tin, tài liệu, tệp đính kèm trước khi nộp hồ sơ xin việc.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, bạn đã hiểu được bản cứng và bản mềm là gì. Khi nộp hồ sơ xin việc, bạn đừng quên lưu ý nhà tuyển dụng yêu cầu nộp bản cứng hay bản mềm. Bởi khi làm sai yêu cầu của công ty, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và khả năng xin được việc là rất thấp.

PhD là gì? Những điều kiện để học PhD

Bên cạnh việc sở hữu bằng đại học, bằng thạc sĩ, nếu bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn lĩnh vực của mình, đồng thời mở rộng con đường thăng tiến trong công việc và nhận được một mức lương cao hơn, bạn có thể lựa chọn học lên tiến sĩ, còn gọi là PhD. Bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn PhD là gì? Những điều kiện để học PhD, thì cùng tham khảo trong bài viết bên dưới nhé!

PhD là gì?

PhD là từ tiếng Anh được viết tắt từ Doctor of Philosophy – bậc học cao nhất ngày nay còn được gọi là tiến sĩ. PhD lần đầu đầu tiên được xuất hiện tại Đức, sau đó được sử dụng tại nước Mỹ và các quốc gia châu Âu khác. Cho đến nay, PhD là một từ phổ biến được dùng để chỉ chức danh tiến sĩ ở mỗi ngành nghề khác nhau.

Học PhD bao lâu?

Thông thường, sẽ có hai khoảng thời gian để bạn học lên tiến sĩ. Nếu bạn học liên tục, tập trung và học toàn thời gian thì chỉ mất từ 3 – 4 năm sẽ hoàn thành PhD, nhưng nếu bạn học theo hình thức bán thời gian, vừa học vừa làm thì có thể mất đến 7- 8 năm học. Bên cạnh đó, khi đăng ký học PhD thì bạn phải đảm bảo, cam kết học toàn tâm toàn ý và tham gia đủ số buổi học cho những giờ học nghiên cứu học thuật.

Với PhD, bạn sẽ có hai hình thức đăng ký học là được nhận học bổng hoặc tự học với tài chính của mình. Theo đó, hiện nay có rất nhiều chương trình cấp học bổng cho những ai muốn học lên tiến sĩ, tuy nhiên, muốn nhận được học bổng thì bạn phải đưa ra lý do và đề xuất tại sao lại muốn học và nghiên cứu lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hình thức học tực học với tài chính của mình cũng rất được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Lợi ích khi học PhD?

Sau khi tốt nghiệp chương trình học và nhận được bằng PhD, cơ hội nghề nghiệp của bạn cũng rộng mở hơn. Nếu đang đi làm thì bạn sẽ được thăng chức lên những chức vụ cao hơn trong công ty. Nếu đang tìm việc, bạn sẽ có cơ hội được làm ở những công ty lớn trong và ngoài nước, bạn sẽ được trọng dụng và nhận được mức lương cao hơn. Bên cạnh đó, khi trở thành tiến sĩ, bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc với những nhà nghiên cứu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Điều kiện để học PhD?

Yêu cầu về văn bằng và công trình nghiên cứu

Có bằng thạc sĩ đúng với chuyên ngành hoặc gần với ngành đăng ký xét tuyển hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi phù hợp với ngành đang xét tuyển.

Đã có công trình nghiên cứu (bài báo hoặc báo cáo) liên quan đến lĩnh vực chuẩn bị nghiên cứu trên tạp chí khoa học, hội thảo khoa học, kỷ yếu hội nghị có phản biện, có mã số xuất bản ISBN trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Điều kiện thâm niên công tác

Người dự thi tiến sĩ yêu cầu phải có ít nhất 2 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự tuyển), trừ trường hợp chuyển tuyển sinh.

Yêu cầu về bằng tiếng Anh

Người đăng ký dự thi phải có một trong những bằng tiếng Anh dưới đây:

Bằng tốt nghiệp đại học ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh do các đơn vị đào tạo tại Việt Nam cấp.

Bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ do đơn vị đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài, trong đó ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Anh.

Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 45 trở lên do tổ chức khảo thí được Việt Nam và quốc tế cao nhận có thời trong vòng 2 năm cho đến ngày đăng ký dự tuyển.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được PhD là gì cũng như các điều kiện để học PhD. Tuy nhiên, đây là những yêu cầu tổng quát dành cho người muốn học lên tiến sĩ, tùy vào trường và lĩnh vực bạn đăng ký dự thi sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau về danh mục ngành nghề, chuyên ngành có thể lựa chọn thi cùng với những hướng dẫn về hồ sơ đăng ký dự thi.

Managing Director là gì? Công việc của managing director

Managing Director là một vị trí lãnh đạo cấp cao trong mỗi công ty, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Vậy managing director là gì? Công việc mà một managing director đảm nhận là gì. Cùng tham khảo những chia sẻ trong bài viết này nhé!

Managing Director là gì?

Managing Director (MD) được hiểu là giám đốc điều hành, là người có trách nhiệm cao nhất ở mỗi công ty. Thế nên, giám đốc điều hành sẽ là người báo cáo về hoạt động cũng như kế hoạch kinh doanh với chủ tịch và các cổ đông trong Hội đồng quản trị. Là một nhà lãnh đạo cấp cao của mỗi doanh nghiệp, bạn sẽ chịu trách nhiệm rất nhiều công việc khác nhau, làm sao giúp tổ chức ngày một phát triển và lớn mạnh trên thị trường.

Công việc managing director đảm nhận?

Lập kế hoạch kinh doanh

Managing Director chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Trong đó, giám đốc điều hành là người đứng đầu trong việc đưa ra kế hoạch kinh doanh và thực thi những hoạt động nhằm thúc đẩy sự gia tăng và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Để làm được điều đó, bạn phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban cùng nhau trao đổi để xây dựng một kế hoạch tối ưu. Chẳng hạn như lập chiến lược marketing, chiến lược xây dựng thương hiệu, kế hoạch phát triển sản phẩm…

Thế nên, ở vai trò là giám đốc kinh doanh, bạn phải có khả năng phân tích cũng như kỹ năng lập kế hoạch xuất sắc. Bên cạnh đó, bạn còn thường xuyên tổ chức giám sát và theo dõi trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo kế hoạch đúng lộ trình và đạt hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Hơn nữa, là một giám đốc điều hành, bạn phải có một tầm nhìn xa, xác định được hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Dựa theo định hướng phát triển, mỗi công ty sẽ có những nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực khác nhau. Đây là công việc mà giám đốc nhân sự đảm nhận. Tuy nhiên, giám đốc nhân sự phải tham khảo ý kiến của managing director, cùng nhau trao đổi và hoạch định kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cho công ty. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành phải phối hợp với phòng nhân sự nhằm đưa ra định hướng đào tạo và quản trị nhân sự một cách hiệu quả, tạo một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp nhằm giữ chân người tài đồng thời giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, managing director còn chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ, công việc cho người đứng đầu của từng phòng ban. Theo sát và luôn khích lệ, giúp đỡ giúp mỗi phòng ban đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác

Xây dựng các mối quan hệ trong hợp tác cũng là một trong những nhiệm vụ mà giám đốc điều hành đảm nhận. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc xây dựng các mối quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, giám đốc điều hành phải luôn là người biết cách xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chính phủ và ngay cả công ty cạnh tranh.

Chính vì thế, managing director cần phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Bởi vì họ không chỉ giao tiếp với khách hàng, mà còn cố vấn cho cấp trên cũng như đồng nghiệp để đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả cho tập đoàn. Từ cấp trên như chủ tịch, các cổ đông đến nhân viên cấp dưới, họ phải có những cách truyền đạt khác nhau.

Managing director là gì? Chắc chắn bạn đã hiểu được thông qua những chia sẻ trên. Tóm lại, một managing director sẽ đảm nhận rất nhiều công việc với vai trò và trách nhiệm khác nhau, họ luôn là người đứng đầu, giúp doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng trên thị trường. Vì thế, để trở thành một giám đốc điều hành giỏi, bạn không những có kiến thức kinh doanh sâu rộng, mà phải có rất nhiều kỹ năng, đồng thời có một tư duy nhạy bén và khả năng chịu áp lực cao.