Managing Director là một vị trí lãnh đạo cấp cao trong mỗi công ty, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Vậy managing director là gì? Công việc mà một managing director đảm nhận là gì. Cùng tham khảo những chia sẻ trong bài viết này nhé!
Managing Director là gì?
Managing Director (MD) được hiểu là giám đốc điều hành, là người có trách nhiệm cao nhất ở mỗi công ty. Thế nên, giám đốc điều hành sẽ là người báo cáo về hoạt động cũng như kế hoạch kinh doanh với chủ tịch và các cổ đông trong Hội đồng quản trị. Là một nhà lãnh đạo cấp cao của mỗi doanh nghiệp, bạn sẽ chịu trách nhiệm rất nhiều công việc khác nhau, làm sao giúp tổ chức ngày một phát triển và lớn mạnh trên thị trường.
Công việc managing director đảm nhận?
Lập kế hoạch kinh doanh
Managing Director chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Trong đó, giám đốc điều hành là người đứng đầu trong việc đưa ra kế hoạch kinh doanh và thực thi những hoạt động nhằm thúc đẩy sự gia tăng và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Để làm được điều đó, bạn phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban cùng nhau trao đổi để xây dựng một kế hoạch tối ưu. Chẳng hạn như lập chiến lược marketing, chiến lược xây dựng thương hiệu, kế hoạch phát triển sản phẩm…
Thế nên, ở vai trò là giám đốc kinh doanh, bạn phải có khả năng phân tích cũng như kỹ năng lập kế hoạch xuất sắc. Bên cạnh đó, bạn còn thường xuyên tổ chức giám sát và theo dõi trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo kế hoạch đúng lộ trình và đạt hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Hơn nữa, là một giám đốc điều hành, bạn phải có một tầm nhìn xa, xác định được hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
Tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Dựa theo định hướng phát triển, mỗi công ty sẽ có những nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực khác nhau. Đây là công việc mà giám đốc nhân sự đảm nhận. Tuy nhiên, giám đốc nhân sự phải tham khảo ý kiến của managing director, cùng nhau trao đổi và hoạch định kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cho công ty. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành phải phối hợp với phòng nhân sự nhằm đưa ra định hướng đào tạo và quản trị nhân sự một cách hiệu quả, tạo một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp nhằm giữ chân người tài đồng thời giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, managing director còn chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ, công việc cho người đứng đầu của từng phòng ban. Theo sát và luôn khích lệ, giúp đỡ giúp mỗi phòng ban đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác
Xây dựng các mối quan hệ trong hợp tác cũng là một trong những nhiệm vụ mà giám đốc điều hành đảm nhận. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc xây dựng các mối quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, giám đốc điều hành phải luôn là người biết cách xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chính phủ và ngay cả công ty cạnh tranh.
Chính vì thế, managing director cần phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Bởi vì họ không chỉ giao tiếp với khách hàng, mà còn cố vấn cho cấp trên cũng như đồng nghiệp để đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả cho tập đoàn. Từ cấp trên như chủ tịch, các cổ đông đến nhân viên cấp dưới, họ phải có những cách truyền đạt khác nhau.
Managing director là gì? Chắc chắn bạn đã hiểu được thông qua những chia sẻ trên. Tóm lại, một managing director sẽ đảm nhận rất nhiều công việc với vai trò và trách nhiệm khác nhau, họ luôn là người đứng đầu, giúp doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng trên thị trường. Vì thế, để trở thành một giám đốc điều hành giỏi, bạn không những có kiến thức kinh doanh sâu rộng, mà phải có rất nhiều kỹ năng, đồng thời có một tư duy nhạy bén và khả năng chịu áp lực cao.